I/ Công Dụng của Dầu truyền nhiệt
Dầu truyền nhiệt được sử dụng cho các hệ thống tuần hoàn khép kín cho các ứng dụng công nghiệp như ngành sấy nông sản, công nghiệp gia công, nhà máy hóa chất, sản xuất hàng dệt, trạm trộn nhựa đường, lò sấy... Dầu truyền nhiệt có độ ổn định nhiệt cao được khuyến cáo sử dụng cho hệ thống tuần hoàn khép kín có nhiệt độ bồn dầu lên đến 320 độ C và nhiệt độ màng dầu lên đến 340 độ
II. Khi nào cần thay dầu truyền nhiệt?
- Hầu hết các nhà sản xuất chất lỏng đều đề nghị thay thế dầu truyền nhiệt cho lò hơi khi mức độ ô nhiễm tổng hợp vượt quá 15%. Thậm chí ở mức 10%, hiệu suất truyền nhiệt của hệ thống cũng suy giảm đáng kể.
- Tuy nhiên, dầu truyền nhiệt phục vụ rất nhiều ngành sản xuất. Mỗi ứng dụng lại có đặc điểm riêng quyết định đến thời gian thay dầu truyền nhiệt. Thêm vào đó, mỗi loại dầu sẽ phản ứng khác nhau trong từng môi trường làm việc. Cùng một chất truyền nhiệt, nếu đưa vào hệ thống máy đùn PVC, vòng đời của nó chỉ được vài tháng
nhưng ở hệ thống khác có thể lâu hơn.
- Chính vì vậy, cách chính xác nhất vẫn là phân tích mẫu dầu định kỳ. Đây chính là cơ sở để nắm bắt vòng đời của dầu. Từ đó chúng ta có thể lựa chọn thời điểm thích hợp để thay dầu.
III. Quy trình thay dầu truyền nhiệt
- Nếu suy thoái nhiệt xảy ra ở nhiệt độ cực cao, các liên kết carbon bị phá vỡ, các nguyên tử hydro tách khỏi các nguyên tử cacbon và tạo thành than cốc. Trong trường hợp này, bề mặt truyền nhiệt sẽ nhanh chóng bị bám bẩn. Đây là nguyên nhân khiến hệ thống truyền nhiệt hoạt động kém.
- Ngoài ra, nếu độ nhớt của dầu truyền nhiệt tăng lên, khi vượt quá giới hạn độ hòa tan, chúng bắt đầu hình thành chất rắn có thể làm hỏng bề mặt truyền nhiệt. Trường hợp nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến vỡ ống, rò rỉ dầu nóng, gây ra hỏa hoạn và các sự cố nguy hiểm khác. Như vậy, việc thay dầu truyền nhiệt là rất cần thiết. Các bạn
hãy làm theo hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Làm sạch
Trước hết, chúng ta cần loại bỏ nhiệt dư từ hệ thống cũng như để cho dầu nguội.
Tiếp theo, hãy đổ dầu truyền nhiệt với 5% thể tích của hệ thống thông qua bơm nạp dầu. Dầu truyền nhiệt phải được luân chuyển để có độ hòa tan tối đa (đồng nhất). Sau đó, tăng dần nhiệt độ cho tới khi đạt mức nhiệt độ hoạt động.
Khởi động ít nhất 48 tiếng trước khi tháo dầu.
Bước 2: Tháo dầu
Bạn cần giảm nhiệt độ của dầu truyền nhiệt xuống dưới 100˚C. Nếu hệ thống có lỗ thông hơi điểm cao, bạn nên mở nó để đẩy nhanh quá trình hạ nhiệt. Một khi dầu đạt ở nhiệt độ an toàn để đưa ra ngoài, bạn hãy tắt máy bơm và cho phép chất lỏng ngừng lưu thông. Kế tiếp, bạn tháo dầu từ toàn bộ hệ thống (nồi hơi, ống
dẫn chính, bộ trao đổi nhiệt, bồn chứa, bồn giãn nở). Sử dụng một máy bơm thứcấp để hút chất lỏng ra khỏi hệ thống, cố gắng không để dầu cũ tồn lưu bên trong.
Bước 3: Xúc dầu
Khi dầu cũ đã được tháo cạn, chúng ta chuyển sang giai đoạn xúc rửa để chắc Chắn không còn cặn hoặc chất bẩn. Bạn tiến hành khởi động bơm dầu tuần hoàn nhưng không đốt lò. Sau khi dầu truyền nhiệt đã đi qua toàn bộ hệ thống, chúng ta bắt tay vào việc tháo dầu rửa. Chúng ta dùng khí nén để tháo sạch dầu rửa.
Đừng quên kiểm tra toàn bộ hệ thống điều khiển an toàn nhé! Ngoài ra, chúng ta cần tiến hành thử nghiệm rò rỉ. Lưu ý: Không dùng nước để thử. Hãy dùng khí với áp lực đạt tối đa 1.5 bar.
Bước 4: Nạp dầu
- Ở đây, bạn cần kiểm tra hệ thống ống dẫn có tương thích với sơ đồ kỹ thuật hay không. Yêu cầu đặt ra là các lỗ thông hơi phải ở vị trí cao nhất còn vị trí tháo dầu phải ở vị trí thấp nhất trong hệ thống. Chúng ta cần kiểm tra các cáp điện, hãy mở tất cả các van đang đóng để thông hơi. Nạp dầu mới vào bồn chứa.
- Để tránh sự xâm nhập của không khí vào hệ thống, bạn cần thông qua hệ thống bơm dầu ở điểm thấp nhất. Lượng dầu cần đạt giới hạn thấp nhất cho phép của bồn. Chúng ta cần thực hiện lưu chuyển dầu trong nhiều giờ. Cần đảm bảo dầu luôn luôn đạt mức tối thiểu của bồn giản nở. Lưu chuyển dầu kiểm tra và đảm bảo bơm đo áp lực, áp lực của áp kế như quy trình hướng dẫn. Trong điều kiện mọi thứ đều ổn định, chúng ta có thể khởi động.
Bước 5: Vận chuyển và thử nghiệm
- Nếu lò đốt mới được lắp đặt, khi được làm nóng lần đầu, điều kiện đặt ra là nhiệt độ dòng chảy bên ngoài (ống) từ 100-130˚C trong khoảng 6-8 tiếng. Sau thời gian trên, hãy từ từ tăng nhiệt đến mức nhiệt độ hoạt động (không quá 50˚C/giờ).
- Trong lần chạy thử đầu tiên, nhiệt độ cung cấp dừng lại ở mức 100˚C. Khi đạt mức nhiệt này, hãy ngắt lò. Sau đó, xả khí cho đến khi không còn khí trong đường ống. Lúc này cần nhanh chóng mở hệ thống thông hơi của bồn giản nở. Nếu bơm đo áp lực và áp lực của áp kế không ổn định, hãy tiến hành quy trình xả khí và hơi.
IV. Các lưu ý khác:
- Nên chọn hiết kế lò hơi hợp lý để tối ưu hóa năng suất làm việc của dầu truyền nhiệt.
- Chọn dầu truyền nhiệt thích hợp theo nhiệt độ quy trình. Đối với lò hơi có mật độ thông lượng nhiệt trung bình lớn hơn 0,05 MW /m2 . Nhiệt độ hoạt động tối đa của dầu phải thấp hơn nhiệt độ cho phép tối đa là 20˚C.
- Tuổi thọ của dầu truyền nhiệt SP HETRANI N phụ thuộc vào thiết kế và cách sử dụng hệ thống. Tuổi thọ có thể kéo dài trong nhiều năm nếu hệ thống được thiết kế tốt và không chịu lượng công việc bất thường.
- Cần theo dõi điều kiện thường xuyên vì mức thay đổi chất lượng của dầu về các đặc tính vật lý. Nên theo dõi các đặc tính về độ nhớt, điểm chớp cháy (cốc hở và cốc kín) và hàm lượng các tạp chất không hòa tan.
- Liên hệ với đội kỹ thuật DẦU NHỚT BÁCH KHOA khi cần thêm thông tin và hỗ trợ test mẫu.